Thời điểm vàng cho việc khám nội tiết tố nữ
Đi xét nghiệm và khám nội tiết tố nữ đang là vấn đề được nhiều chị em quan tâm bởi chị em ngày càng ý thức được sự quan trọng của nội tiết tố estrogen. Tuy nhiên, không phải lúc nào chị em cũng thực hiện được hết các xét nghiệm nội tiết tố. Dưới đây chính là thông tin chi tiết về việc xét nghiệm và khám nội tiết tố nữ mà chị em nên biết.
1. Thời điểm vàng cho việc khám nội tiết tố nữ
Việc làm các xét nghiệm, khám nội tiết sẽ giúp chị em biết được lượng estrogen trong cơ thể mình có cân bằng hay không, dư thừa hay thiếu hụt. Từ đó giúp tìm ra hướng cải thiện tình hình.
Không phải ngày nào chị em cũng có thể làm các xét nghiệm để khám nội tiết tố nữ mà phải dựa vào chu kỳ cụ thể của từng người.
Khám nội tiết tùy thuộc vào chu kỳ của từng người
- Xét nghiệm được FSH và LH: ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của chu kì
- Xét nghiệm được PRG: đến ngày thứ 21 của chu kì 28 ngày. Nếu chu kì khác 28 ngày thì chị em sẽ được bác sĩ nói rõ ngày nào cần đến làm xét nghiệm.
- Riêng với Estrogen và Tetosterone hay PRL thì chị em có thể làm xét nghiệm ngày nào cũng được.
Dưới đây chính là những chỉ số nội tiết tố nữ được coi là bình thường qua các xét nghiệm.
Chỉ số bình thường FSH (mlU/ml)
- Pha nang noãn sớm 0.2 – 10
- Kỳ rụng trứng 10 – 23
- Pha hoàng thể 1.5 – 9
- Thời Mãn kinh 30 – 140
Chỉ số bình thường LH (mIU/ ml)
- Pha nang noãn: 1 – 18
- Giữa chu kỳ: 24 – 105
- Pha hoàng thể: 0,4 – 20
- Mãn kinh: 15 – 62
Chỉ số bình thường E2 (pg/ ml)
- Pha nang noãn. 39 – 189
- Giữa chu kỳ. 94 – 508
- Pha hoàng thể. 48 – 309
- Mãn kinh.
2. Những ai nên đi khám nội tiết tố nữ
Việc xét nghiệm, khám nội tiết tố nữ là việc làm cần thiết để giúp chị em duy trì sức khỏe, tâm sinh lý và vóc dáng ổn định. Tuy nhiên, với những đối tượng sau đây thì cần đi khám nội tiết càng sớm càng tốt.
- Phụ nữ sau tuổi dậy thì nhưng vẫn vô kinh ( vô kinh nguyên phát, chưa bao giờ có kinh nguyệt) hoặc vô kinh thứ phát (trước đây đã từng có nhưng kinh nguyệt thưa dần, không đều hoặc mất hẳn dù chưa bước qua tuổi 45)
- Chu kỳ kinh không đều, rong kinh, rong huyết kéo dài hoặc chu kỳ trên 35 ngày
- Phụ nữ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm thì bắt buộc phải làm xét nghiệm, khám nội tiết tố nữ
- Tình trạng vô sinh, hiếm muộn, khó thụ thai, hoặc khó giữ thai
- Chị em phụ nữ bị cắt buồng trứng
- Chị em có các triệu chứng thiếu hụt/rối loạn nội tiết tố nữ nặng
Nhờ vào việc làm xét nghiệm, khám nội tiết tố nữ thì chị em biết được tình trạng của mình. Từ đó có biện pháp bổ sung hoặc cân bằng nội tiết tố cho phù hợp.
Xét về cách bổ sung estrogen thì hiện nay có 2 biện pháp bao gồm:
- Liệu pháp hormone thay thế HTR (sử dụng estrogen có nguồn gốc chủ yếu từ động vật): cho hiệu quả nhanh, rõ rệt. Nhưng mang tới nhiều nguy cơ xấu cho sức khỏe chị em nếu tự ý sử dụng hoặc dùng quá liều.
- Bổ sung estrogen thảo dược (có trong các loại thực phẩm tự nhiên như: đậu nành, hạt lanh…). Mặc dù biện pháp này cho hiệu quả chậm hơn so với hormone HTR nhưng nó lại đảm bảo an toàn với sức khỏe chị em khi sử dụng.
- Bổ sung estrogen bằng việc sử dụng Thực phẩm Bảo vệ Sức khỏe Bảo Xuân – viên uống bổ sung estrogen thảo dược từ 100% đậu nành dược liệu.
Sản phẩm giúp cân bằng nội tiết, cải thiện sinh lý nữ, giúp chị em giữ vóc dáng thon gọn.
Bảo Xuân bổ sung estrogen giúp cân bằng nội tiết tố nữ
Đặc biệt, sản phẩm không cần bác sĩ kê đơn, không có tác dụng phụ. Do đó, chị em có thể yên tâm khi sử dụng.
Chị em có thể tham khảo thêm thông tin về nội tiết tố nữ và thông tin về Bảo Xuân tại hotline miễn phí: 18006316.
Xem thêm:
>>> Triệu chứng cảm lạnh phổ biến nhất
>>> Bệnh xơ gan có chữa được không? – Lời khuyên điều trị bệnh gan cho bạn