Tư vấn về sữa mẹ vắt ra để được bao lâu

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Đây là câu hỏi được hầu hết các bà mẹ bỉm sữa quan tâm đến. Vì khi mẹ đi làm thì các bà mẹ thường có thói quen vắt sữa vào bình sẵn để cho con bú khi đói mà không có mẹ ở bên. Nhưng tình trạng sữa mẹ vắt ra cho con bú nhưng không hết thì nên làm như thế nào để đỡ lãng phí thì sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết sau.

1. Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?

Từ xa xưa thì sữa mẹ đã được biết như một thành phần dinh dưỡng mỗi ngày đối với các bé sơ sinh và các trẻ nhỏ. Sữa mẹ có đầy đủ các chất như carbohydrate, protein, chất béo và vitamin rất cần cho cơ thể của trẻ, đặc biệt còn giúp bé tăng sức đề kháng, giảm khả năng bị bệnh như còi xương, thiếu chất,…

Nhưng khi bạn bận bịu với công việc không có thời gian ở nhà chăm sóc bé thì bạn thường vắt sữa rồi để sẵn ở nhà để bảo quản trong tủ lạnh uống dần. Điều mà các bà mẹ nào cũng đã từng mắc phải đó là sữa bé uống không hết trong ngày thường để lại trong tủ và hôm sau cho bé uống tiếp.

Để rút kinh nghiệm trong việc chăm con thì nên biết sữa mẹ cũng có hạn sử dụng của nó khi để ngoài không khí lâu.

– Đối với thời tiết có nhiệt độ trên 27 độ thì sữa mẹ vắt ra chỉ để tối đa được khoảng 1 tiếng.

– Nếu bảo quản trong phòng điều hòa 26 độ thì sẽ bảo quản tối đa được 5 tiếng.

– Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì sẽ để được lâu hơn, để bảo quản lên tới 48 tiếng.

– Trong ngăn đá tủ lạnh:

+ Tủ lạnh loại 1 cửa (tủ loại mini): tối đa bảo quản được là 2 tuần.

+ Tủ lạnh loại có 2 cửa có ngăn trên làm đá và ngăn mát thì để trên ngăn đá sẽ bảo quản được 4 tháng.

+  Những loại tủ đá tốt hơn thì bảo quản 6 tháng.

Tư vấn về sữa mẹ vắt ra để được bao lâu

2. Cách làm ấm sữa mẹ trước khi cho bé bú

Trước khi cho bé bú bằng sữa để trong tủ lạnh rồi phải đi hâm nóng lại trước khi con bú để không bị bệnh đau bụng. Khi cho bé uống chỉ cần ngâm bình sữa với nước nóng khoảng 50 độ.

Chú ý: Khi sữa đã bỏ trong tủ lạnh mà không chịu cho con bú thì phải bỏ sữa đó đi.

3. Lưu ý quan trọng khi rã đông và làm ấm sữa

Khi hâm sữa cho bé không được hâm sữa ở nhiệt độ cao sẽ mất hết các dưỡng chất từ sữa.

Sau khi sữa mẹ bỏ trong tủ lạnh thì lớp chất đó bị bám lại bên quanh phía trong bình thì nên lắc đều tay để sữa được tan ra, sẽ tốn hơn cho bé đấy ạ.

Không nên lắc quá mạnh để tránh dưỡng chất có trong sữa bị mất đi chất tốt cho cơ thể bé.

Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên sẽ giúp cho các mẹ bỉm sữa tìm thấy những cách để bảo quản sữa mẹ một cách hợp lý và đảm bảo nhất. Để giúp các bé nhà mình khỏe mạnh hơn thì các mẹ hãy tham khảo qua bài viết trên nhé để rút ra những kinh nghiệm quý.