Người thân bị án phạt tù có được thăm hỏi hay không?
Có rất nhiều người đã gửi đến chúng tôi những câu hỏi như người thân bị án phạt tù có được thăm hỏi hay không? Nếu được vào thăm thì có cần giấy tờ gì hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc này, hãy theo dõi nhé.
Theo quy định của điều 5: thủ tục gặp nạn nhân
1. Thủ tục gặp người thân bị án phạt tù
Đối với trường hợp đến thăm gặp người thân đang bị phạt án tù thì người đó cần phải có tên trong sổ thăm gặp, nếu đến thăm lần đầu tiên, chưa được cấp sổ thăm gặp hoặc chưa có tên trong sổ thăm gặp thì phải viết đơn xin thăm gặp phạm nhân, đơn xin thăm gặp phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, công an xã hoặc cơ quan tổ chức nơi mà người đó đang sinh sống và làm việc ký nhận và đóng dấu.
Theo pháp luật quy định tại khoản 2 trong điều 4, nếu người thân đang bị phạt án tù muốn đến thăm gặp thì cần phải có viết đơn đề nghị bằng văn bản và phải bắt buộc phải có dấu xác nhận của Ủy ban, cơ quan công an nơi mà người đó đang sinh sống và làm việc.
Đồng thời cần phải có một trong số các giấy tờ như chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân, hộ chiếu, giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang (đối với người thăm hỏi dưới 14 tuổi không cần có những giấy tờ này).
Nếu người thân phạm nhân đến thăm hỏi nhưng không có mang theo giấy tờ tùy thân thì bắt buộc phải viết đơn đề nghị xin gặp phạm nhân, trong đơn đề nghị phải có ảnh và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an hoặc cơ quan tổ chức nơi mà người thân phạm nhân cư trú ký nhận đóng dấu giáp lai trên ảnh.
Mời bạn tham khảo thêm các bài viết của chúng tôi trên website https://chungcuthongminh.net
2. Thân nhân thăm gặp là vợ (hoặc chồng)
Trong trường hợp thân nhân là vợ (hoặc chồng của phạm nhân) muốn đến thăm gặp phải có đủ điều kiện theo đúng quy định tại khoản 1, điều 45 luật thi hành án hình sự thì cần phải có giấy đăng ký kết hôn, trước khi vào thăm gặp cần phải kê khai đồ dùng, tư trang cá nhân để cán bộ có trách nhiệm kiểm duyệt, nếu đồ vật đó không được phép đưa vào thì phải gửi ở tủ tại nhà thăm gặp.
Đổi với người thân phạm nhân khi muốn đến thăm gặp phải viết giấy cam kết thực hiện đúng nội quy mà nhà giam đã quy định.
Người giám thị trại giam phải có trách nhiệm quản lý và giám sát phạm nhân trong thời gian gặp người thân, không được để phạm nhân có hành vi vi phạm pháp luật, nội quy của cơ quan giam giữ.
Nếu người thân phạm nhân là vợ (hoặc chồng) muốn thăm gặp ở một nơi riêng tư thì phải viết giấy cam kết để chấp hành đúng các quy định của pháp luật về vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình. Nếu là phạm nhân nữ thì cần phải sử dụng các biện pháp tránh thai và phải viết giấy cam kết không mang thai để đảm bảo thời gian chấp hành án phạt tù.
>> Xem thêm: Chung cư thông minh cho người làm nghề xuất nhập khẩu
3. Quy tắc khi đến thăm gặp phạm nhân
Khi đến thăm hỏi phạm nhân, bắt buộc cả 2 phải giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt, nếu phạm nhân là một dân tộc thiểu số hoặc là người nước ngoài không biết nói bằng tiếng Việt thì có thể được giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ khác.
Nếu người bị hạn chế về khả năng nghe, nói thì có thể được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị hỗ trợ giao tiếp nhưng phải được cán bộ giám sát có trách nghiệm kiểm tra trước khi sử dụng.
Đối với người thân của phạm nhân khi đến thăm hỏi sẽ được cơ quan giam giữ cấp sổ thăm gặp. Sổ thăm gặp này bắt buộc phải có dấu, chữ ký của giám thị trại giam, thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
Trên đây là thông tin về người thân bị án phạt tù có được thăm hỏi hay không. Thông qua bài viết này bạn sẽ biết được quy định và các loại giấy tờ cần thiết khi đi thăm gặp phạm nhân cần những gì rồi đúng không. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy liên hệ với luật Dương Gia thông qua tổng đài tư vấn pháp luật để được tư vấn hỗ trợ nhé.
Thông tin liên hệ tư vấn luật: CÔNG TY LUẬT DƯƠNG GIA –
Phòng 2501, tầng 25, tháp B, Golden Land, 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
>> Có thể bạn quan tâm: Tư vấn chọn phòng học kế toán theo phong cách tân cổ điển