Giải pháp chống thấm ngược cho trần nhà từ bên trong
Có nhiều nguyên nhân khiến cho trần nhà bị thấm mà ta không thể thi công chống thấm trên tầng mái được. Do đó mà giải pháp tối ưu lúc này là chống thấm ngược cho trần nhà từ bên trong. Vậy giải pháp chống thấm ngược cho trần nhà từ bên trong khi không thi công trên mái được như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé.
1. Nguyên nhân gây thấm dột trần nhà
Do tầng thượng là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường, thời tiết, nó thường xuyên tiếp xúc với nước mưa từ bên ngoài, theo thời gian thì sẽ gây nên thấm dột xuống dưới trần nhà.
Do không thi công chống thấm sàn mái ngay từ đầu
Một nguyên nhân khác khiến trần nhà bị thấm dột là do độ dốc trượt không tốt, bề mặt tầng thượng không bằng phẳng khiến nước lưu đọng tại mặt trên của sân thượng quá lâu. Theo thời gian sẽ làm hỏng kết cấu bên trong bê tông, và khả năng chống ngấm nước của vật liệu cũng bị giảm đi.
Do lỗi thi công hoặc vật liệu kém chất lượng: Ngay từ những ngày đầu thi công, các thợ xây tính toán sai các bước kĩ thuật, vật liệu, dẫn đến sau một thời gian dài sử dụng, trần nhà bắt đầu xuống cấp và dễ bị thấm. Hay từ ban đầu dùng phải loại vật liệu chống thấm kém chất lượng cũng dẫn đến trần nhà nhanh xuống cấp và xảy ra thấm dột nghiêm trọng.
2. Giải pháp chống thấm ngược cho trần nhà từ bên trong
Do không chống thấm từ trên sàn mái được mà bạn phải chống thấm ngược cho trần nhà từ bên trong. Một số phương pháp chống thấm ngược cho trần nhà từ bên trong đem đến hiệu quả cao như:
- Khoan lỗ rồi bơm dung dịch vào bên trong lòng trần nhà..
- Sử dụng sơn chống thấm chuyên dụng để chống thấm cho trần nhà.
- Sử dụng các loại vật liệu phun, quét để tạo màng chống thấm: loại vật liệu này thường có dạng lỏng có thể là màng composite. Chúng ta sẽ phun hoặc quét trực tiếp lên trần bê tông tạo thành lớp màng co dãn, có độ bám dính và có thể chống lại vết nứt cao, tạo lớp ngăn trên bề mặt giúp bảo vệ trần nhà khỏi bị thấm dột.
>> Gợi ý cho bạn:
3. Quy trình chống thấm ngược cho trần nhà từ bên trong
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ thi công: Dụng cụ thi công bao gồm: Máy bơm keo chuyên dụng, thang, khoan, kim bơm, đồ bảo hộ lao động như kính mắt, quần áo, găng tay, khẩu trang…
Bước 2: Tiến hành thi công chống thấm ngược cho trần nhà
Việc đầu tiên bạn cần làm là phải xác định được vết nứt cần thi công, sau đó thì dùng nước tưới ẩm tạo điều kiện cho foam đi xuyên hết vết nứt.
Tiếp đến hãy dùng khoan để khoan tạo lỗ cấy kim vào trần nhà. Với những vết nứt khác nhau sẽ có những góc khoan nhất định đảm bảo việc khoan chính xác tạo điều kiện tối đa cho foam đi hết vết nứt.
Sau khi đã khoan hết thì bạn hãy cấy kim vào lỗ đã khoan và siết chặt, cắm đầu bơm vào lỗ và tiến hành bơm foam.
Bơm từ từ foam vào lỗ và cần phải theo dõi đường đi của foam để có thể điều chỉnh phù hợp nhất.
Ở đây thì khoảng cách từng kim tùy thuộc vào vết nứt lớn hay nhỏ, vết nứt dài hay ngắn khác nhau.
Sau khi thi công xong cần khoảng 7-15 ngày cho foam khô hoàn toàn rồi tiến hành bẻ kim, trám vá lỗ kim.
Khi đã hoàn tất quá trình thi công chống thấm ngược cho trần nhà thì bạn cần vệ sinh máy móc bằng dung dịch tẩy rửa, dọn dẹp sạch sẽ.
Trên đây chúng tôi đã đưa ra giải pháp chống thấm ngược cho trần nhà từ bên trong khi bạn không thể chống thấm trên tầng mái được. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích để chống thấm cho trần nhà của mình một cách hiệu quả nhất nhé.
>> Có thể bạn quan tâm: Sơn chống thấm ngoại thất: tác dụng mang lại, chọn mua hãng nào tốt